Đan sâm là hay còn gọi là huyền sâm, xích sâm là một loại cây có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi. Đây là loại cây sống lâu năm, thân vuông cạnh và có nhiều nhánh nhỏ. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, có màu xanh lục.
Rễ cây đâm sâu xuống đất, có màu đỏ tươi, mặt ngoài nhăn nheo tạo thành rãnh nhỏ song song xuôi theo chiều dài của rễ. Theo y học cổ truyền đan sâm có vị đắng, tính hàn, có thể chữa nhiều loại bệnh như: đều hòa kinh nguyệt, kháng khuẩn, an thần, điều hòa huyết áp…
Sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra công dụng của đan sâm đối với bệnh tim mạch như sau:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, tăng ưu lượng máu của động mạch vành, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
Hoạt chất Tanshinone IIA (TS) có trong đan sâm đã được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Nếu được sử dụng sớm đan sâm ngay sau nhồi máu cơ tim, kích thước vùng thiếu máu mất đi sẽ được giảm đáng kể và hạn chế được tình trạng hoại tử cơ tim.
Hoạt chất TS này cũng giúp bảo vệ và hạn chế sự hủy hoại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót bên trong thành mạch), giúp ổn định các mảng xơ vữa, ức chế và làm chậm quá trình xơ vữa mạch, đồng thời hạn chế tình trạng cơ tim phì đại.
Theo các nhà khoa học thuộc trường Đh Nam California (Mỹ), đan sâm cũng giúp làm tiêu các cục máu đông nhờ tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết).
Đan sâm giúp bảo vệ cơ tim bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở cơ tim, giúp nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu hụt oxy.