Đan sâm là dược liệu đã được sử dụng lâu đời với các tác dụng như: chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não, điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ

Tổng quan Đan sâm

Đan sâm là dược liệu đã được sử dụng lâu đời với các tác dụng như: chữa trị sự rối loạn tuần hoàn tim và não, điều trị chứng hồi hộp, đau nhói và thắt ngực, mất ngủ. Đặc biệt tốt cho người cao huyết áp, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh.

Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Salviae miltiorrhizae

Hình thái cây:

cay

Cây Đan sâm ( Salvia miltiorrhiza Bunge)

Mô tả: 1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá k p mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, m p lá ch t có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuz; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.

Mô tả dược liệu:

Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ, dài 10cm đến 20cm, đường kính 0.3 đến 1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng giòn, mặt bẻ gãy không chắc có vết nứt, hoặc phơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hướng xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se. Dược liệu lấy từ cây trồng tương đối mập chắc, đường kính 0.5 đến 1.5cm. Mặt ngoài màu nâu đỏ, có nếp nhăn dọc, phần vỏ bám chặt vào gỗ không dễ bóc ra. Chất chắc, mặt bẻ gãy tương đối phẳng hơi có dạng chất sừng.

Thành phần hóa học: Có 3 ceton: tanshinon I, 11A, 11B; iso-tanshinon 1, 11A, cryptotanshinon, iso-cryptotanshinon, methyl-tanshinon.

Chế biến:

Đào rễ vào mùa đông (từ điển cây thuốc Việt Nam) hay mùa xuân hoặc mùa thu (dược điển Việt Nam IV), rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Tẩm nước, ủ mềm một đêm, thái lát mỏng, phơi khô, dùng uống hoặc sao qua hoặc tẩm rượu trong 1h rồi mới sao qua, lấy ra để nguội. Cứ 10kg đan sâm dùng 1 lít rượu.

Công dụng:

  • Bổ huyết, hoạt huyết thông kinh, khứ ứ chỉ huyết thống, trục huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích ra kinh.
  • Tiêu sưng, giảm đau.
  • Thanh tâm trừ phiền, làm đầu óc thanh thản.

Nghiên cứu ngày nay cho thấy, Đan Sâm có tác dụng:

  • Giãn mạch, giảm huyết áp.
  • Ức chế quá trình phì đại của tim.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Giảm mỡ máu.
  • Chống viêm, chống oxy hóa.
  • Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối.
  • Chống thiếu ô xy cơ tim, hạn chế ngồi máu cơ tim.

Đối tượng sử dụng:

– Phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, ứ huyết đau bụng, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được
– Người bị đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc, ghẻ lở, mẩn ngứa.
– Phụ nữ và trẻ em xanh xao, vàng vọt, ăn uống thất thường.
– Người bị bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu.

Chú ý:

– Những người không có chứng ứ huyết không nên dùng.
– Không dùng chung với Lê lô.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc dùng rượu xoa bóp.

Một số bài thuốc từ đan sâm:

1. Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương, dùng đan sâm rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.

2. Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan: dùng đan sâm, cỏ nọc sởi mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.

3. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở: dùng đan sâm 20g, thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng.

4. Chữa tim sưng đau hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt: dùng đan sâm, mạch môn, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 20g, tâm san sao, hoàng liên (hay dành dành) mỗi vị 8g, sắc uống.

5. Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn ( Diệp Quyết Tuyền): đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

6. Trị bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt:
Đan sâm tán: Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, chia 2 lần uống trong ngày có tác dụng điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết. Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.
Đan sâm 15g, Trạch lan 12g, Hương phụ 8g, sắc uống. Hoặc dùng Đan sâm, Đương qui đều 15g, Tiểu hồi 8g, sắc uống tác dụng như bài Đan sâm tán.
Đan sâm phối hợp với Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu thảo trị đau bụng kinh.

7. Trị đau bụng do nguyên nhân khác nhau:
Đan sâm ẩm( Thời phương ca quát): Đan sâm 40g, Đàn hương, Sa nhân đều 6g, sắc uống trị đau vùng thượng vị do huyết ứ khí trệ.
Đan sâm 12 – 20g, Xích thược 8 -12g, Nhũ hương, Một dược, Sa nhân đều 6 -10g, trị cơn đau nhiều gia thêm Diên hồ sách, huyết áp không ổn gia thêm Nhân sâm.

8. Trị viêm gan cấp:
Dùng dịch chiết Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 104 ca viêm gan cấp, tỷ lệ khỏi 81,7%, tổng số có kết qua đạt 98%. Trên lâm sàng và thực nghiệm, các tác giả đều phát hiện Đan sâm có tác dụng làm gan nhỏ lại, cải thiện tuần hoàn, điều tiết tổ chức hồi phục, giải độc kháng virut ( Báo cáo của Kiều Phúc Lương, Thiểm tây Trung y 1980, 6:15).

9. Trị suy thận mạn:
Dùng dịch chế Đan sâm( thuốc sống 3g/2ml) mỗi lần 16 – 20ml gia vào dịch gluco 5% – 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần 14 ngày liền. Trị 48 ca, đối với suy thận nhẹ kết quả 80% suy thận vừa 62,5%, suy thận nặng 65,5% ( Trương kinh Nhân, Báo cáo 48 ca suy thận trị bằng Đan sâm, Thượng hải Trung y dược tạp chí 1981,1:17).

10. Trị viêm gan mạn hoạt động:
dùng dịch chiết xuất Đan sâm 4ml/chích bắp, theo dõi 3 tháng ( có tổ đối chiếu dùng thuốc tây gia biện chứng đông y). Kết quả tổ dùng Đan sâm 11 ca trong 2 tháng chức năng gan hồi phục trong 3 tháng có 6 ca ( Bạch ngọc Lương, chích dịch Đan sâm trị viêm gan mạn hoạt động. Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984, 2:86).

11. Trị sốt xuất huyết:
Dịch Đan sâm uống mỗi lần 2ml ngày 2 lần ( tương đương thuốc sống 80g).
Dịch Đan sâm chích tĩnh mạch 10 – 15 ml cho vào dịch clorua natri đẳng trương, hoặc 10% dịch gluco 500ml nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 2 lần, trị 63 ca sốt xuất huyết không có tử vong. ( Diêm hiểu Bình, truyền dịch Đan sâm trị sốt xuất huyết, Tạp chí Trung y Thiểm tây 1984,2:13).

12. Trị ho gà biến chứng não:
Chích tĩnh mạch dịch Đan sâm, mỗi ống 2ml có 2g Đan sâm, ngày chích 1 – 2 ống. Dùng trị 28 ca hết co giật ngay trong ngày đầu, 10 ca cơn ho giảm nửa, 5 ca ho giảm, có 7 ca không kết quả ( Tiết nguyên Khôi, báo cáo trị 28 ca ho gà biến chứng não bằng dịch Đan sâm, báo Y dược Giang tây 1978,1:30).

13. .Trị bệnh mạch vành:
Dùng Đan sâm thư tâm phiến ( ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên tương đương thuốc sống 60g) trị bệnh mạch vành 323 ca, tỷ lệ triệu chứng lâm sàng cải thiện 80,9%, điện tâm đồ cải thiện 57,3%, trong đó thiếu máu mạch vành được cải thiện tốt hơn nhồi máu cơ tim, đối với một số bệnh nhân thuốc có tác dụng hạ cholesterol ( theo sách Bệnh tim mạch, xuất bản 1974)

14. Dùng dịch Đan sâm truyền tĩnh mạch ( tương đương thuốc sống 16 – 32g gia vào dịch gluco 5% – 500ml, ngày một lần, truyền xong trong 3 – 4 giờ) trị 56 ca bệnh mạch vành, số bệnh nhân hết cơn đau thắt ngực, nặng ngực có tỷ lệ 88,6%, điện tâm đồ được cải thiện có tỷ lệ 66,6% ( Bộ môn sinh lý Viện Y học số 1 Thượng hải, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,2(4):203).

15. Trị viêm phổi kéo dài:
Thôi thúc Dân truyền tĩnh mạch dịch Đan sâm trị 13 ca viêm phổi kéo dài đều hết triệu chứng lâm sàng, phổi hết ran ẩm, X quang phổi hết viêm 7 ca, tiến bộ 6 ca ( Tạp chí Trung y 1982, 23(12):27).

16. Trị xơ cứng bì:
Tần vạn Chương dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 16 ca xơ cứng bì, kết quả tốt 37,6%, khá 31,2%, tỷ lệ có kết quả là 68,8% thời gian điều trị trung bình là 43,3 ngày ( Tạp chí Tân y dược học).

17. Trị ung thư:
Trương Ngọc Ngũ dùng Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 7 ca lymphosarcom. Kết quả hoàn toàn hết 1 ca, hết một phần 3 ca, ổn định 1 ca, tiến bộ 1 ca ( Học báo Trường Đại học Y khoa Tây an 1986,7(4):403).

18. Trị nhũn não:
Dùng nhỏ giọt tĩnh mạch dịch Đan sâm 8ml ( tương đương 12g thuốc sống) trị nhũn não 43 ca. Tỷ lệ có kết quả 83,72% ( khoa thần kinh Bệnh viện Hoa sơn, Báo y học Thượng hải 91978,1(2):64).

19. Trị huyết khối ở não:
Diệp Hựu Thái dùng dịch Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 46 ca huyết khối não, có kết quả 93,5% ( Học viện Trung y An huy học báo 1986,5(4):45).

Sảm phẩm liên quan:

1. Đam sâm khô.

dan-sam-c

Dùng dạng thuốc sắc hoặc rượu xoa bóp.
Quy cách đóng gói: 300g, 1000g, 2kg, 3kg.
Bảo quản: Trong bao bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.
Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

2. An tim Tuệ Linh.

an-tim-60

Thành phần:

Chiết xuất ngải hoa đỏ: ………….200 mg
Chiết xuất giảo cổ lam:……………….100 mg
Chiết xuất đan sâm…………………….100 mg
Phụ liệu: …………………..Vừa đủ 1 viên

Công dụng:

Giúp tăng cường máu tới cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim
Giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở
Giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Chú ý:
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đối tượng sử dụng :

  • Người bị đau thắt ngực, khó thở do cơ tim thiếu máu.
  • Người bị hẹp động mạch vành, suy tim
  • Người bị hồi hộp, đánh trống ngực

Cách dùng:

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Mỗi liệu trình kéo dài ít nhất 2 tháng
Liều duy trì ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, Uống sau bữa ăn

Bảo quản:
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng

Hạn sử dụng:
NSX và HSD ghi trên nhãn chính của sản phẩm.